Loading

Công cụ tính mã màu điện trở

Công cụ tính mã màu điện trở này được thiết kế để tìm các giá trị trở kháng và dung sai của điện trở xuyên lỗ.

Công cụ Tra Cứu Tính mã màu Điện Trở Online

Để biết giá trị của một điện trở, chúng ta có thể sử dụng đồng hồ đo Ohm hoặc phần mềm đọc mã màu trên điện trở. Vạch màu điện trở giúp nhân viên kỹ thuật xác định đúng giá trị điện trở và cho biết điện trở của các vật dụng hàng ngày. Dưới dây là công cụ hỗ trợ các bạn đọc điện trở một cách chính xác nhất.
Trước hết để hiểu bảng màu điện trở cần tìm hiểu rõ hơn về khái niệm điện trở. Hiểu một cách đơn giản, điện trở (ký hiệu là R) là một linh kiện dùng trong ngành điện tử. Nó rất nhỏ và thường được gắn vào các vi mạch trong máy móc công nghệ để cản trở dòng điện trong các loại máy như cảm biến nhiệt độ, máy đo độ ẩm hay áp suất,.. Mỗi điện trở sẽ có một trị số khác nhau với đơn vị đo là Ω (Ohm). Điện trở có trị số càng lớn thì cản trở dòng điện càng nhiều.
 
dientro ok
Bảng mã màu điện trở quốc tế

Hình ảnh: Bảng mã màu điện trở quy ước quốc tế


Như đã đề cập bên trên, do điện trở có kích thước nhỏ nên việc ghi trị số rất khó. Do vậy, bảng màu điện trở bao gồm các vạch màu trên đó sẽ khắc phục hạn chế này. Các màu trên điện trở sẽ thể hiện được toàn bộ giá trị điện trở đó. Bảng màu điện trở được quy định rất rõ ràng cụ thể như sau:

Đen: 0; Nâu: 1; Đỏ: 2; Cam: 3; Vàng: 4; Lục: 5; Lam: 6; Tím: 7; Xám: 8; Trắng: 9; Nhũ vàng: 10 −1 sai số 5%; Nhũ bạc: 10 −2 sai số 10%; Không màu: sai số 20%.

Như vậy, với quy ước từng màu đại diện trong bảng màu điện trở trên, các bạn có thể hiểu rõ hơn về giá trị điện trở trong đó. Một điện trở sẽ có nhiều màu trên đó bạn sẽ đọc theo thứ tự và ghép những con số tương ửng trong bảng màu để biết được giá trị điện trở vật dụng mình cần. Đây cũng được xem là bảng màu điện trở duy nhất và thông dụng được các nước châu Âu đưa ra quy chuẩn quốc tế CEI 607570.

Những thông số quan trọng khi sử dụng điện trở:

Đối với điện trở quan tâm 2 thông số chính

  1. Trị số hay giá trị điện trở (tất nhiên, ví dụ 1 Ohm, 2.7 kOhm, 1.5Mohm, …)
  2. Công suất: Loại thường dùng nhất là 0.25W, người ta mặc định nói đến điện trở mà ko nói thêm “bao nhiêu watt” thì ai cũng hiểu là 1/4W.

Các loại lớn hơn: 1/2 W, 1W, 2W, 5W,…Cũng có các loại điện trở công suất nhỏ hơn, tầm 1/8 W, 1/10W, … thường gặp đối với linh kiện SMD
 

dientro
Lựa chọn điện trở theo công suất

Ngoài ra ta còn phải để ý đến “sai số”. Tất nhiên, điện trở sai số 1% thì phải tốt hơn loại sai số 5%.
Các mức sai số: 20%, 10%, 5%, 2%, 1%, 0.5%, 0.25%, 0.1%.

Điện trở là loại linh kiện không phân biệt cực tính, khi gắn vào mạch không phải xem đầu nào dương đầu nào âm.

Mong rằng những thông tin với công cụ hữu ích trên sẽ giúp mọi người có thể tự xác định được giá trị của điện trở và từ đó có những cách điều chỉnh tần suất hoạt động đồ vật khác nhau. Như thế  các vật dụng trong nhà sẽ đảm bảo được công dụng và không dẫn đến hiện tượng cháy nổ.
 

BKE không chỉ cung cấp bán buôn bán lẻ vật tư linh kiện điện tử, bán linh kiện điện tử, đặt linh kiện điện tử theo yêu cầu. Mà còn chuyên phân phối Vật tư ngành lạnh các loại như: Van tiết lưu, ống đồng cây, kính xem gas, Role danfoss, bình tách dầu, gas lạnh, dixel,v.v.. uy tín tại Hải Dương. Liên hệ để được tư vấn báo giá tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

☞ Website: www.bke.company
📌 CS1: 267 Điện Biên Phủ - tp Hải Dương
📌 CS2: 12 Nguyễn Trãi - Nam Sách - Hải Dương
📌 CS3: 48 Nguyễn Thái Học - Chí Linh - Hải Dương
☎️ Hotlline: 090 6060 290 0220.628.6666

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây